Các bác sĩ luôn khuyên rằng các mẹ bầu nên thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh và dễ sinh hơn. Với tư cách là một người mẹ từng trải qua 4 lần mang thai, hôm nay Vi sẽ chia sẻ và hướng dẫn bài tập cho bà bầu dễ sinh nhất. Mời các mẹ cùng tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé.
Có nên tập bài tập cho bà bầu dễ sinh trong tháng cuối của thai kỳ không?
Đây là một câu hỏi mà các mẹ rất hay thường xuyên hỏi Vi. Vậy nên hôm nay, Vi sẽ giải đáp để các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, những bài tập cho bà bầu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc sinh con đặc biệt là sinh thường. Như các mẹ cũng biết so với sinh mổ, việc sinh thường sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Sau khi sinh thường, các mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn, tầm khoảng 2 ngày sau khi sinh là các mẹ đã có thể đi lại, ăn uống và cho con bú một cách thoải mái. Quá trình sinh thường cũng giúp thai nhi ra đời một cách khỏe mạnh nhất, tránh gặp phải các bệnh về đường hô hấp.
Để quá trình sinh thường được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng thì các mẹ cần phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định. Đó cũng chính là lý do mà tại sao mẹ bầu khi mang thai rất nên thường xuyên tập thể dục trong những tháng cuối thai kỳ.
Mẹ và bé ra sao trong tháng cuối mang thai?
Để lựa chọn được cho mình những bài tập phù hợp, trước tiên các mẹ cần hiểu rõ mình và thai nhi sẽ có những thay đổi như thế nào ở giai đoạn quan trọng này.
Sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối
Đến giai đoạn này, các cơ quan bộ phận của bé gần như đã phát triển một cách hoàn thiện. Bé có thể cảm nhận được ánh sáng xung quanh cũng như nghe và phản ứng lại với toàn bộ âm thanh tác động từ môi trường bên ngoài. Nếu các mẹ thực hiện các phương pháp thai giáo bằng âm thanh thường xuyên vào những tháng trước thì ở giai đoạn này bé có thể nghe và nhận ra giọng nói của các mẹ.
Ngoài ra, các mẹ cũng sẽ thường xuyên cảm nhận được bé đang đạp. Tuy nhiên, khi bé càng về những tuần cuối thì số lần các mẹ có thể cảm nhận sự chuyển động của bé càng ít đi do tử cung bị kéo căng. Nhưng nếu số lần vận động của bé trong một giờ ít hơn 10 lần thì các mẹ cần đi khám ngay nhé.
Những thay đổi ở mẹ
Những tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian mà các mẹ sẽ thấy cơ thể nặng nề nhất vì thai nhi đã lớn. Tình trạng đau lưng, đau cơ, đau hông, són tiểu, táo bón cũng xảy ra thường xuyên hơn. Đặc biệt là khi càng gần đến ngày sinh, cơn gò sinh lý Braxton Hicks sẽ xuất hiện, đây là các cơn gò chuyển dạ giả để chuẩn bị cho cơn gò thật sự.
Ngoài ra, các mẹ sẽ gặp các tình trạng khác như:
- Bầu ngực căng tức và to ra.
- Đau bụng dưới.
- Mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, ngủ không được ngon giấc.
- Các vết rạn da xuất hiện tại ngực, cánh tay, bụng, đùi và mông.
- Đau thần kinh tọa.
Lợi ích từ việc tập thể dục trong tháng thứ 9 của thai kỳ
Nếu các mẹ đang muốn cải thiện sức khỏe cũng như hạn chế được các tình trạng khó chịu khi mang thai thì việc tập thể dục sẽ là một lựa chọn lý tưởng đấy. Với các bài tập phù hợp, các mẹ sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
- Tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai của cơ hông, lưng, vùng đùi và vùng bụng.
- Tăng cường lưu thông máu.
- Ngăn ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Giảm nguy cơ bị cao huyết áp hoặc huyết áp thấp.
- Giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ.
Một số lưu ý khi tập thể dục trong tháng thứ 9 của thai kỳ
Trước khi tập, mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?
Để thoải mái tập luyện thể thao thì đầu tiên các mẹ nên chuẩn bị quần áo thể thao phù hợp. Các mẹ nên chọn những loại quần áo rộng rãi, co giãn tốt và thấm hút mồ hôi. Tránh chọn những bộ quần áo bó sát nhất là bó ở vùng bụng. Ngoài việc chọn quần áo thì các mẹ cũng nên chú ý lựa chọn loại áo ngực thích hợp, những loại áo ngực không có gọng quá cứng, có nhiều nút cài dễ điều chỉnh sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Giày thể thao cũng là thứ vô cùng quan trọng khi các mẹ tập thể thao. Càng về cuối thai kỳ, các mẹ sẽ thường xuyên gặp tình trạng phù chân nên khi chọn giày các mẹ hãy chọn những đôi có chất liệu mềm, độ đàn hồi cao, bề ngang rộng, đế giày có chất liệu chống trượt. Đặc biệt, các mẹ nên tránh những đôi giày có nhiều dây vì nó sẽ gây ra nhiều bất tiện.
Những nguyên tắc an toàn khi mẹ bầu tập thể dục
Các bài tập riêng biệt cho bà bầu thường rất an toàn, tuy nhiên để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra, các mẹ hãy ghi nhớ một vài nguyên tắc sau đây nhé:
- Một buổi tập không nên kéo dài quá lâu và các mẹ cũng không được tập quá sức. Thời gian hoàn hảo cho một buổi tập là tầm 15-20 phút, một tuần tập từ 3-4 lần.
- Trước khi tập các mẹ cần bổ sung đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Tránh để xảy ra tình trạng thiếu chất, cạn kiệt năng lượng.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước trước, trong và sau khi vận động. Tuy nhiên, không nên ăn quá no, trước khi tập tầm 30 phút các mẹ nên ăn nhẹ.
- Trước khi bắt đầu các bài tập cần khởi động thật kỹ để không bị chuột rút, căng cơ.
- Không chọn những bài tập, môn thể thao cần di chuyển nhiều, cường độ cao.
- Không tập luyện trong môi trường có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Khi nào nên ngừng tập thể dục?
Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì khi bắt đầu tập các mẹ nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đưa ra môn thể thao và cường độ phù hợp nhất cho thể trạng của mẹ bầu.
Trước, trong và sau quá trình tập luyện, nếu các mẹ đột nhiên thấy bị đau ngực, đau đầu chóng mặt, choáng váng, khó thở, tay chân sưng phù, xuất huyết âm đạo, vỡ ối,… thì cần ngưng tập và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Lợi ích từ các bài tập yoga bầu
Yoga là môn thể thao rất được các bác sĩ khuyến khích tập luyện khi mang thai. Yoga có những động tác nhẹ nhàng được thiết kế chuyên biệt chỉ dành cho các mẹ bầu nên các mẹ có thể thoải mái luyện tập mà không làm ảnh hưởng đến bé yêu. Khi tập yoga bầu, các mẹ còn được tập các bài tập thở. Nhờ đó mà quá trình mang thai và “vượt cạn” trở nên dễ dàng hơn.
Những bài tập thể dục giúp xoay chuyển ngôi thai
- Tư thế lưng mèo
Thông qua động tác này, các mẹ sẽ giảm được các tình trạng đau nhức xương khớp nhất là đau ở lưng.
- Tư thế chiến binh 2
Tư thế chiến binh 2 tập trung vào việc làm mở rộng hông, săn chắc cơ hông, cơ bụng và vùng mông. Giảm thiểu tình trạng xuất hiện các vết rạn và tăng sức chịu đựng.
- Tư thế tia chớp
Đây là tư thế các mẹ rất nên thực hiện trong mỗi buổi tập, đặc biệt là thực hiện sau khi ăn vì nó có thể giúp các mẹ cải thiện hệ tiêu hóa tránh táo bón, đầy hơi.
Bài tập yoga cho mẹ bầu – Bài tập cho bà bầu dễ sinh
Như vậy, thông qua bài viết trên chắc các mẹ cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc tập thể dục khi mang thai. Mẹ khỏe thì thai nhi cũng khỏe. Việc chăm chỉ tập thể thao trong thai kỳ cũng sẽ giúp các mẹ khỏe mạnh và nhanh lấy lại vóc dáng hơn sau khi sinh đấy. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm chào đón thiên thần bé bỏng của mình nhé.