Massage là phương pháp chăm sóc cơ thể có từ lâu đời và được rất nhiều người yêu thích. Thông qua các động tác massage, cơ thể giảm đau nhức, mệt mỏi cũng như giảm stress. Massage bầu rất phổ biến hiện nay và được nhiều mẹ bầu ưa chuộng. Để giúp các mẹ hiểu hơn về phương pháp này, Vi mời các mẹ theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Cách massage bụng bầu có công dụng gì? 

Sự thay đổi về nội tiết tố khi mang thai khiến các mẹ thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, tâm lý cũng thay đổi thất thường. Việc massage bụng bầu có thể giúp các mẹ cải thiện tình trạng này. Massage bụng bầu đem đến các lợi ích “vàng” như: 

Giảm tình trạng rạn da 

Rạn da chắc hẳn là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu, nó khiến cho các mẹ cảm thấy tự ti hơn về ngoại hình, sợ chồng chê. Massage bụng bầu là giải pháp rất tốt cho vấn đề này đấy. Dưới những kỹ thuật tác động bụng bầu, phần da bụng của các mẹ sẽ trở nên săn chắc, căng mịn hơn.  

Tăng khả năng tuần hoàn cho máu 

Khi được massage thường xuyên, khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể của các mẹ sẽ tốt hơn nhờ đó các mẹ sẽ hạn chế được tình trạng tay chân bị phù nề và làm dịu các cơn đau. 

Thư giãn, thoải mái 

Khi thực hiện massage, các mẹ sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Nhờ đó mà tâm trạng các mẹ thoải mái hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn. Tinh thần mẹ vui vẻ thì thai nhi mới có thể phát triển một cách tốt nhất. 

Tác hại của việc massage bụng bầu sai cách   

Tuy massage bụng bầu đem lại rất nhiều lợi ích nhưng nó cũng rất nguy hiểm. Các tình trạng nguy hiểm như co thắt tử cung, ngôi thai nằm không đúng vị trí, thai nhi bị quấn cổ bởi dây rốn hay thậm chí là việc sinh non có thể xảy ra nếu các mẹ không thực hiện đúng kỹ thuật động tác.  

Vì vậy, khi muốn được massage bụng bầu, các mẹ nên đến các spa uy tín để được chăm sóc một cách tốt nhất. Còn nếu muốn tự massage tại nhà thì các mẹ chỉ nên thực hiện những động tác cơ bản, nhẹ nhàng thôi nhé. 

Hướng dẫn cách massage bụng bầu an toàn tại nhà 

Sau đây, Vi sẽ chia sẻ những cách massage bụng bầu tại nhà an toàn nhất theo từng giai đoạn của thai kỳ, các mẹ tham khảo nhé. 

Massage bụng bầu 3 tháng đầu 

Các chuyên gia cho rằng, trong 3 tháng đầu việc massage, xoa bụng là một cách rất tốt để cho mẹ tăng tình cảm, sự kết nối giữa mẹ và bé. Thông qua việc massage, các mẹ có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ bụng mình, cảm nhận được bé yêu đang lớn lên từng ngày. 

Hướng dẫn thực hiện: 

  1. Trước khi massage các mẹ cần chuẩn bị dầu dừa, dầu bưởi hoặc kem dưỡng có thành phần Vitamin E. Các dưỡng chất từ sản phẩm dưỡng da sẽ giúp bảo vệ làn da các mẹ khỏi rạn nứt và tránh tình trạng mất nước. 
  1. Các mẹ thoa đều dầu/kem dưỡng lên tay, làm mềm tay. 
  1. Di chuyển tay nhẹ nhàng khắp bụng. 
  1. Di chuyển tay từ hai bên bụng và hướng về phía trung tâm.  
  1. Di chuyển tay xuống dưới phần xương mu và quay lại vị trí ban đầu. 
  1. Tiếp tục di chuyển tay theo vòng tròn, tay hướng về phía ngực và vuốt nhẹ nhàng xuống hai bên hông. 
  1. Dùng lòng bàn tay để xoa bụng theo hình chữ C. 

Những điều mẹ cần chú ý khi massage 

  • 3 tháng đầu thai kỳ thường là khoảng thời gian khó khăn nhất, nhạy cảm nhất vậy nên khi massage bụng trong giai đoạn này các mẹ chỉ nên thực hiện tầm 5 phút một ngày. 
  • Các mẹ có thể massage bụng mỗi ngày hoặc chỉ cần từ 3-4 lần một tuần là được. 
  • Thời điểm massage tốt nhất nên được cố định trong một khung giờ để thai nhi quen với giờ giấc sinh hoạt. Các mẹ có thể chọn khung giờ trước khi đi ngủ để massage vì nó giúp các mẹ ngủ ngon, sâu giấc hơn. 
  • Khi được hình thành và phát triển trong 3 tháng đầu, bé sẽ nằm dọc hoặc ngang trong bụng mẹ, nên khi massage mẹ hãy thực hiện xoay tay theo hình tròn để không ảnh hưởng đến bé nhé. 
  • Cuối cùng, điều quan trọng nhất mà các mẹ cần lưu ý đó là tuyệt đối không được dùng lực quá mạnh khi massage vì như thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. 

Massage bụng bầu 4 đến 5 tháng 

Cách massage bụng bầu sau đây là dành cho thai nhi từ 16 tuần trở lên, nếu thai nhi chưa đủ tuần tuổi thì mẹ lưu ý là không được áp dụng nhé. Ngoài ra, tại tháng thứ 4 các cơ quan của thai nhi đã dần được hình thành nên khi massage mà các mẹ cảm nhận được thai nhi đạp mạnh, duỗi chân nhiều lần thì cần ngừng ngay nhé. 

Hướng dẫn thực hiện: 

  1. Các mẹ ngồi ngửa sao cho thoải mái nhất. Thả lỏng cơ thể và phần bụng 
  1. Di chuyển tay nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, sau đó di chuyển từ trái qua phải ở phần bụng. 
  1. Các mẹ kết hợp ấn nhẹ tay theo các chuyển động như trên. 
  1. Lặp lại động tác tầm 5 lần trong vòng 5 phút. 

Cách massage bụng bầu 6 đến 7 tháng 

Càng về những tháng cuối thai kỳ, càng gần đến ngày sinh thì cả mẹ và bé đều sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Việc xoa bụng thường xuyên khi sắp sinh có thể làm ảnh hưởng đến việc thay đổi ngôi thai, thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ, dẫn đến tình trạng lưu thai hoặc sinh non. Vậy nên từ tháng thứ 7 trở đi các mẹ chú ý là mình không nên xoa bụng hay massage bụng nhiều. 

Vào tháng 6-7 của thai kỳ, khi muốn massage, các mẹ không cần phải thực hiện kỹ thuật hay động tác gì nhiều, chỉ cần xoa bụng bằng một lực hết sức nhẹ nhàng là được. Thời gian thực hiện cũng nên giảm lại chỉ từ 2-4 phút mỗi ngày thôi nhé. 

Ngoài ra, khi massage, các mẹ cũng nên kết hợp với các phương pháp thai giáo như cho bé nghe nhạc, đọc truyện cho bé nghe để tăng khả năng phát triển não bộ ở bé. 

Các lưu ý khi massage bụng bầu 

Tuy massage bụng bầu là một cách tốt để giúp các mẹ thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi nhưng điều gì thường cũng sẽ có mặt tốt và mặt xấu của nó, nếu các mẹ áp dụng sai kỹ thuật, động tác thì đôi khi sẽ bị phản tác dụng. Vậy nên, Vi có một vài lưu ý nho nhỏ về phương pháp massage này. 

  • Tuyệt đối không xoa bụng khi các mẹ bị tình trạng “nhau tiền đạo”.  
  • Khi các mẹ cảm nhận được thai nhi cử động nhiều hơn bình thường thì không được tiếp tục massage nữa. Việc massage mạnh đôi khi sẽ phá vỡ không gian yên tĩnh của thai nhi trong bụng, khiến bé cảm thấy khó chịu. 
  • Nên hạn chế để những người lạ, bạn bè xung quanh xoa bụng quá nhiều vì có thể gia tăng nguy cơ lan truyền mầm bệnh và kích thích sự chuyển động của thai nhi. 
  • Khi massage các mẹ có thể bôi dầu gió hoặc dầu dừa hay kem dưỡng để cấp ẩm cho da, tránh da bị khô, nứt nẻ và rạn  

Thông qua những chia sẻ trên, mong rằng các mẹ đã hiểu thêm được phần nào về phương pháp massage bụng bầu và cách để massage hiệu quả nhất. Vi chúc mẹ sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và khỏe mạnh trong suốt cả thai kỳ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *